Home

Hướng dẫn kỹ thuật

BỆNH ĐẦU ĐEN TRÊN GÀ

DỊCH TỄ

  • Bệnh do ký sinh trùng gây nên, thường gặp là Histomonas meleagridis và H.wenrichi
  • Bệnh xảy ra ở gà chăn thả vườn
  • Bệnh xảy ra ở gà từ 2 tuần tới 3-4 tháng tuổi, thường xảy ra mạnh nhất giai đoạn sau 1 tháng tuổi.
  • Bệnh lây qua đường ăn uống, chất độn chuồng, môi trường chăn nuôi chứa mầm bệnh. Trung gian truyền bệnh là giun kim Heterakis galline, thông qua việc ăn trứng giun kim chứa mầm bệnh khi vào cơ thể gà Histomonas sẽ kí sinh tại gan và manh tràng gây bệnh, mầm bệnh sẽ thải ra ngoài qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân tạo thành vòng lây nhiễm.
  • Mặt khác khi ra ngoài cơ thể, trứng giun kim bị giun đất ăn vào tồn tại lâu trong môi trường chăn nuôi nên bệnh rất khó thanh toán.

TRIỆU CHỨNG

  • Thể quá cấp tính và cấp tính
  • Gà sốt cao, gà lù rù, mặt hốc hác, mào tích tái nhợt và chết nhanh trong vòng 1 -2 ngày.
  • Phân sáp, sáp vàng, sáp đen, phân lẫn máu.
  • Tỉ lệ chết trong trường hợp này có thể lên tới 85-90% nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách.
  • Thể mạn tính
  • Thể mãn tính
  • Gà gầy, chậm lớn, lông xơ xác. Xảy ra với mức độ và thiệt hại đầu con nhẹ hơn, chủ yếu ở những đàn gà lớn (trên 5 tháng) bệnh kéo dài, thiệt hại chủ yếu là giảm năng suất chăn nuôi, tỉ lệ chết không cao.

BỆNH TÍCH

  • Bệnh tích của bệnh đầu đen biểu hiện chủ yếu ở gan và manh tràng.
  • Bệnh tích ở gan: Đặc trưng nhất là gan sưng to hơn bình thường và xuất hiện những vết hoại tử hình hoa cúc với bề mặt hoai tử hơi lõm khắp bề mặt gan.
Gan hoại tử hình hoa cúc

Gan hoại tử hình hoa cúc

  • Bệnh tích ở manh tràng: Tình trạng đặc trưng nhất là ruột thừa sưng to, thành ruột thừa tăng sinh dày, chất chứa bên trong ruột thừa trở thành dạng cứng chắc tạo khối dạng như canxi hóa lấp đầy bên trong, khi mổ khám sẽ dễ dàng phát hiện 2 manh tràng rắn lại, chất chứa bên trong rắn có màu trắng, nhiều trường hợp có thể phát hiện thấy giun kim nhỏ li ti tại đây.

PHÒNG BỆNH

  • Không nuôi chung gà với gà tây, thực hiện all in – all out ( cùng vào – cùng ra), không nên nuôi gà nhiều lứa tuổi cùng 1 khu chăn nuôi.
  • Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh: Dùng Sát trùng Eco-Grancid phun khu vực chuồng nuôi để tiêu diệt Histomonas, dùng vôi bột rắc quanh khu chăn thả để hạn chế giun kim và giun đất

ĐIỀU TRỊ

  • Do trong vòng đời của căn nguyên gây bệnh có giai đoạn là noãn nang ( hiểu đơn giản như trứng của kí sinh trùng) nên kháng sinh không tác động được. Vì vậy cần dùng thuốc theo phác đồ 3-2-3( dùng 3 ngày – nghỉ 2 ngày –dùng lại 3 ngày)
  • Sáng: Monosulfa 80%: liều 1g/ 20kg TT/ ngày
  • Chiều: Amoxtin 6000: liều lượng 1g/15kg TT/ ngày.
  • 2 ngày nghỉ dùng sản phẩm Phoretic Sol liều 1ml/ 12kg TT để bổ và tăng cường chức năng gan thận kết hợp với Men cao tỏi liều 1g/10kg TT giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột giúp cải thiện tình trạng phân sáp và phân sống.
  • Khi điều trị xong nên tẩy giun sán bằng sản phẩm Tẩy giun sán với liều lượng 1g/ 4kg TT.
  • Lưu ý: Trong quá trình điều trị bệnh không nên bổ sung các chế phẩm có vitamin nhóm B vì sẽ kéo dài thời gian bị bệnh. Khi điều trị bệnh xong tốt nhất nên thay chất độn chuồng mới sẽ giảm nguy cơ tái nhiễm.