Home

Hướng dẫn kỹ thuật

BỆNH CẦU TRÙNG MANH TRÀNG TRÊN GÀ

DỊCH TỄ

Đã ghi nhận được ít nhất 11 loài coccidia có thể gây cầu trùng trên gà. Loài gây bệnh cầu trùng manh tràng là Eimeria atenalla.

  • Vòng đời của Eimeria spp chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sinh bào tử ( Sporogony ), giai đoạn phát triển thể phân lập (Shizogony) và giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogony).
  • Gà mắc bệnh do gà ăn phải bào tử có lẫn trong thức ăn hoặc nước uống, chất độn chuồng, … gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương tế bào thượng bì niêm mạc ruột làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng dẫn tới gà còi cọc chậm lớn, giảm năng suất chăn nuôi.
  • Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn 2 – 8 tuần tuổi, nhưng hay mắc nhất ở giai đoạn 10 – 25 ngày tuổi.

TRIỆU CHỨNG

  • Gà sốt cao nên ủ rũ, xù lông, sã cánh, đứng tụm lại với nhau. Gà uống nước nhiều.
  • Do xuất huyết manh tràng nên phân lúc đầu sáp, sau chuyển sang máu tươi.
  • Do mất máu nên mặt và mào tích tái nhợt.
  • Nếu chú ý có thể dựa trên kinh nghiệm của người chăn nuôi, trước khi gà bị mắc cầu trùng sẽ thấy gà ăn và uống nhanh hơn mọi ngày, đàn gà xao xác hơn.
Phân máu tươi đặc trưng của cầu trùng manh tràng

BỆNH TÍCH

  • Tổn thương tập trung ở manh tràng
  • Manh tràng trương to, thành manh tràng mỏng, bên trong chứa đầy máu đông.
Manh tràng chứa toàn máu

PHÒNG BỆNH

  • Phòng bệnh là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất.
  • Bước 1: Vệ sinh sát trùng

Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chuồng nuôi và môi trường bên ngoài. Không cho người lạ và súc vật vào trong khu vực chuồng nuôi.

Ngoài chuồng: Rắc vôi bột quanh khu vực chuồng nuôi và lối đi lại. Định kỳ phun sát trùng EcoGrancid liều 1l/ 500l nước, 2 lần/ tuần để hạn chế nguyên nhân gây bệnh.

Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo mật độ chăn nuôi. Thông thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Trong chuồng: Sát trùng bằng chế phẩm Nano Silver liều 1l/ 1000l nước. Phun 2 – 3 lần/ tuần.

Chất độn chuồng: Dùng chế phẩm Xử lý chuồng trại Balasa khi có mùi hôi 1kg/80m2

  • Bước 2: Kiểm soát bệnh bằng kháng sinh

Dùng Sáng Sulfa-Tetra liều 1g/ 7kg TT/ ngày. Chiều Amcolis Extra liều 1g/ 10kg TT/ ngày Dùng liên tục 3 ngày.

  • Bước 3: Tăng cường sức đề kháng

Supper men: Tăng tiêu hóa, hấp thu thức ăn, giảm mùi hôi chuồng trại. Pha 1g/ 1 – 2 lít nước uống

Sorbi – Tiso: Tăng cường chức năng gan thận và giải độc. Pha 1ml/ 1-2l nước uống.

ĐIỀU TRỊ

  • Bước 1: Vệ sinh sát trùng ( giống phòng bệnh)
  • Bước 2: Xử lý triệu chứng

Hạ sốt, giảm đau: bằng Para C – Cooler liều 1g/ 7kg TT/ ngày.

Cầm máu, hạn chế xuất huyết: bằng Vitamin K 10% liều 1g/10kg TT/ ngày.

Dùng liên tục trong quá trình điều trị.

  • Bước 3: Dùng kháng sinh.

Do trong vòng đời của căn nguyên gây bệnh có giai đoạn là noãn nang ( hiểu đơn giản như trứng của kí sinh trùng) nên kháng sinh không tác động được. Vì vậy cần dùng thuốc theo phác đồ 3-2-3( dùng 3 ngày – nghỉ 2 ngày –dùng lại 3 ngày)

Kháng sinh uống: Sáng Diatozil liều 1ml/ 7kg TT/ ngày. Chiều Amoxtin 6000 liều 1g/ 15kg TT/ ngày.

2 ngày nghỉ dùng sản phẩm Phoretic Sol liều 1ml/ 12kg TT để bổ và tăng cường chức năng gan thận kết hợp với Men cao tỏi liều 1g/10kg TT giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột giúp cải thiện tình trạng phân và giảm mùi hôi.

  • Lưu ý: Trong quá trình điều trị bệnh không nên bổ sung các chế phẩm có vitamin nhóm B vì sẽ kéo dài thời gian bị bệnh. Khi điều trị bệnh xong tốt nhất nên thay chất độn chuồng mới sẽ giảm nguy cơ tái nhiễm.